Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bệnh lao ở trẻ em có chữa khỏi không?

Thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, hàng năm bệnh viện phát hiện và điều trị khoảng 70 đến 80 ca bệnh lao ở trẻ em. Các ca bệnh đa phần là những ca lao nặng, khó chẩn đoán.

Dễ chẩn đoán nhầm viêm đường hô hấp

Bệnh viện Nhi Trung ương mới tiếp nhận và điều trị một bé gái 3 tháng tuổi, trú tại Hòa Bình mắc lao phổi và lao màng não.

Trước đó 1 tháng, bệnh nhi có biểu hiện ho hung hắng, gia đình cho trẻ đi khám tại một số phòng khám ở địa phương và được chẩn đoán bị viêm đường hô hấp. Trẻ được uống thuốc chữa viêm đường hô hấp nhưng không đỡ. Trước khi vào viện 3 ngày, trẻ xuất hiện ho nhiều và xuất hiện một cơn co giật toàn thân kèm khó thở, được gia đình đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo Ths.BS Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não. Khai thác tiền sử gia đình được biết bố của em bé cũng được chẩn đoán mắc bệnh lao cách đây 1 năm và lây cho bé. Sau 3 tuần điều trị tích cực, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, hết sốt, hết suy hô hấp, trẻ ăn uống tốt và dự kiến trong vài ngày tới sẽ được xuất viện.

Khi trẻ mắc lao có triệu chứng sốt, ho dai dẳng, mệt mỏi, chán ăn…

Biểu hiện bệnh lao ở trẻ em

Trẻ bệnh lao sẽ có những dấu hiệu nhận biết sớm như:

- Trẻ có tiền sử tiếp xúc gần gũi với người bệnh lao phổi, trong vòng 1-2 năm gần đây.

- Tiền sử có các triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng triệu chứng không hoặc ít cải thiện, nhanh tái phát.

Triệu chứng lâm sàng nghi lao gồm:

- Toàn thân: Sốt, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi, giảm chơi đùa, chán ăn, không tăng cân, sụt cân hoặc suy dinh dưỡng.

- Triệu chứng cơ năng: Tùy thuộc vào cơ quan mắc lao như ho dai dẳng, nổi hạch, đau đầu, co giật, đau khớp… Các triệu chứng thường kéo dài trên 2 tuần.

Bệnh lao ở trẻ em có chữa khỏi không?

Cũng theo Ths.BS Nguyễn Phương Thảo, điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên cha mẹ cần tuân thủ điều trị cho con em mình đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đủ thời gian (từ 6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

Bệnh lao ở trẻ em có thể chữa khỏi được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc: uống thuốc đúng, đủ, đều, không được bỏ sót.

Khi trẻ mắc lao cần tuân thủ điều trị giúp phòng bệnh lao kháng thuốc. Bệnh lao kháng thuốc thường phát sinh thông qua việc lựa chọn các chủng vi khuẩn đột biến do không tuân thủ điều trị. Chủng vi khuẩn kháng thuốc này lây cho người khác. Trong trường hợp nhiễm lao kháng thuốc sẽ rất khó khăn trong điều trị và tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ di chứng.

Tiêm vaccine BCG để phòng bệnh lao ở trẻ

Cách phòng bệnh lao cho trẻ em

Để phòng bệnh lao trẻ em, Ths.BS Nguyễn Phương Thảo khuyến cáo:

- Trẻ em nếu có phơi nhiễm cần được sàng lọc tại cơ sở y tế để theo dõi vì hệ miễn dịch ở trẻ còn yếu nên dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm.

- Kiểm soát vệ sinh môi trường nơi trẻ sinh sống

- Giảm tiếp xúc nguồn lây cho trẻ

- Khạc đờm và bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên

- Tiêm vaccine BCG cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao.


24/03/2023 09:52

Đi bơi trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không?

Đi bơi trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không?

BS Nguyễn Văn Dũng

Trước thông tin ghi nhận 3 ca tử vong do mắc bệnh tay chân miệng và đã có gần 9000 ca mắc khiến cho nhiều gia đình có con nhỏ rất lo lắng. Điều nhiều cha mẹ băn khoăn là trẻ đi bơi liệu có thể bị lây bệnh không?

Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác

Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác

BS Nguyễn Thị Bích

Thoát vị bẹn trẻ em là hiện tượng thoát vị xảy ra ở vùng bẹn. Đây là bệnh bẩm sinh do còn tồn tại ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc kéo dài từ bụng của trẻ đến bộ phận sinh dục.

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Ho, hắt hơi, chảy nước mũi.. có thể là những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ, viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì

Biện pháp tự nhiên giúp long đờm, trị ho

Biện pháp tự nhiên giúp long đờm, trị ho

DS. Hoàng Thu

Thuốc long đờm là những chất bổ sung độ ẩm cho chất nhầy, làm cho chất nhầy ít dính hơn và dễ ho hơn, giúp làm sạch đờm hoặc chất nhầy khỏi đường hô hấp - hoặc đường thở.

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

BS. Vũ Duy Thành

Rôm sảy thường xuất hiện ở vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa gây xước da, nhiễm trùng da.

Triệu chứng nhiễm và biểu  hiện nhiễm RSV ở trẻ

Triệu chứng nhiễm và biểu hiện nhiễm RSV ở trẻ

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Bệnh viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV - respiratory syncytial virus) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không nhanh chóng phát hiện kịp thời, virus RSV có thể gây tử vong cho trẻ.

Điểm mặt bệnh mùa nắng nóng ở trẻ và cách dự phòng

Điểm mặt bệnh mùa nắng nóng ở trẻ và cách dự phòng

BS Lê Quốc Tùng

Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Trẻ nhỏ dễ mắc phải các bệnh trong giai đoạn này, vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu.

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

BS Nguyễn Thị Thảo

Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone - nội tiết tố đáp ứng các nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Ngăn ngừa đuối nước ở trẻ

Ngăn ngừa đuối nước ở trẻ

BS Trần Lê Thúy

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa nắng nóng là tình trạng trẻ bị đuối nước gia tăng. Đã không ít trường hợp trẻ em bị tử vong trong cùng một vụ và địa điểm.

Sốc nhiệt ở trẻ mùa nóng và cách dự phòng

Sốc nhiệt ở trẻ mùa nóng và cách dự phòng

BS. Đặng Thị Kim

Mùa nóng kéo dài, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời đều rất cao, khiến nguy cơ sốc nhiệt gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em.