Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bài thuốc trị ho gà

Y học cổ truyền gọi ho gà là bách nhật khái, sinh khái (ho cơn). Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt.

Đờm trong phế quản - một nguyên nhân gây ho.

Dưới đây, xin giới thiệu một số bài thuốc trị theo từng giai đoạn:

Giai đoạn đầu (cảm nhiễm, phế hàn): người bệnh có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng. Phương pháp chữa là tuyên phế trừ tà hay tân ôn tuyên phế.

Dùng một trong các bài:

Bài 1: Tiểu thanh long thang: ma hoàng 4g, quế chi 4g, bạch thược 8g, cam thảo 4g, bán hạ chế 4g, can khương 2g, ngũ vị tử 4g, tế tân 2g. Sắc uống

Bài 2: lá tía tô 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, vỏ quýt 6g, cam thảo dây 10g, gừng 3g. Sắc uống.

Bài 3: ma hoàng 4g, hạnh nhân 12g, trần bì 6g, bách bộ 8g, cam thảo 4g. Nếu có sốt, thêm hoàng cầm 8g, tang bạch bì 12g. Sắc uống.

Giai đoạn ho cơn (thường do đàm nhiệt, phế nhiệt): sau khi mắc khoảng 1 tuần, người bệnh ho càng ngày càng nặng, sau cơn ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn; nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết dưới niêm mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày.

Hoa đu đủ đực giúp trị ho gà do đàm nhiệt, phế nhiệt.

Phương pháp chữa là thanh phế tiết nhiệt, hóa đàm (tuyên phế tiết nhiệt). Dùng một trong các bài:

Bài 1: Ma hạnh thạch cam gia hoàng cầm, bách bộ: ma hoàng 3g, hạnh nhân 6g, thạch cao 10g, cam thảo 2g, hoàng cầm 6g, bách bộ 4g. Nếu có xuất huyết, thêm chi tử sao đen 5g, rễ cỏ tranh 5g; có đờm nhiều, thêm bán hạ chế 4g, hạt củ cải 4g. Sắc uống.

Bài 2: Cao ho gà (Viện nghiên cứu Đông y): lá chanh 10g, cỏ gà 10g, gừng tươi 5g, củ sả 5g, lá táo 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g, vỏ rễ dâu 10g, hoa đu đủ đực 5g. Các dược liệu tươi rửa sạch nấu thành cao tỉ lệ 1/1, cho đường nấu thành siro. Cho vào lọ nút kín. Trẻ dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa  cà phê; trên 5 tuổi mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm.

Kiêng kỵ: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh (tôm, cua).

Giai đoạn phục hồi (phế khí hư hoặc phế âm hư): Người bệnh ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Phương pháp chữa là tư dưỡng phế âm, phế khí. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Sa sâm mạch môn thang: sa sâm 12g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 16g, tử uyển 8g, bách bộ 8g. Nếu tự ra mồ hôi là phế khí hư, thêm đảng sâm 16g, ngũ vị 6g, bạch truật 8g. Sắc uống.

Bài 2: vỏ rễ dâu 12g, thiên môn 16g, bách bộ 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g. Sắc uống .

Bài 3: cát cánh 6g, cam thảo 4g, tử uyển 4g, trần bì 2g, kinh giới 8g, bách bộ 8g, mạch môn 8g, sa sâm 8g. Sắc uống.

15/05/2022 16:44

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.