Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

7 công thức trà thảo dược tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm lạnh và ho

Trà thảo dược không chứa caffein và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ cải thiện hệ tiêu hóa đến tăng cường miễn dịch, chống lại cảm lạnh và ho.

1. Trà nghệ

Củ nghệ không chỉ là nguyên liệu giúp thức ăn có màu vàng đẹp mắt trong hàng ngàn năm, nó đã được sử dụng như một dược liệu nhờ đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nhờ hoạt chất curcumin.

Cách làm trà nghệ tại nhà:

Đun sôi một lượng nước cần thiết, thêm bột nghệ, lát gừng và hạt tiêu. Đun sôi tiếp trong 10 phút. Lọc lấy nước và thêm nước cốt chanh và mật ong vừa đủ.

Trà nghệ, loại trà thảo dược giúp tăng cường miễn dịch.

2. Trà gừng

Gừng có tên khoa học là Zingiber officnale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberacecae), còn có tên gọi khác là bào khương, sinh khương, can khương... Là gia vị quen thuộc luôn có sẵn trong bếp.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Sade Meeks cho biết, gừng rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm có thể tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh tật.

Một tách trà gừng nóng có thể giúp giảm nghẹt mũi, các vấn đề về hô hấp kháccũng là một chất làm giãn cơ có tác dụng giảm đau đầu, đau bụng kinh, đau cơ...

Cách làm trà gừng tại nhà:

Gọt vỏ và cắt vài nhánh gừng. Đun sôi lượng nước vừa đủ và cho gừng vào, tiếp tục đun khoảng 10 phút. Lọc bỏ gừng, lấy nước, thêm một ít mật ong và thưởng thức.

Sử dụng trà gừng thường xuyên hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

3. Trà chanh

Chanh giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường miễn dịch. Uống nước chanh ấm hoặc nóng vào sáng sớm giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Các chất chống oxy hóa có trong chanh cũng hỗ trợ giảm cân, giảm nhiễm trùng hô hấp và đờm khi bị cảm lạnh và ho.

Cách pha trà chanh tại nhà:

Hãm trà túi lọc trong nước sôi khoảng 10-15 phút, lọc bỏ bã trà, sau đó thêm bột nghệ, nước cốt chanh và một chút mật ong vừa đủ. Trộn đều hỗn hợp và thưởng thức.

Trà chanh dễ uống, dễ làm giúp tăng cường miễn dịch.

4. Trà bạc hà

Trà bạc hà được biết đến với đặc tính làm mát và giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và khó tiêu. Hương thơm bạc hà cũng được cho là làm giảm buồn nôn và nôn.

Bên cạnh đó, bạc hà hoạt động như một chất làm giãn cơ và có thể làm giảm đau đầu và chuột rút kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạc hà chứa nhiều tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm, vì vậy nó giúp chống lại các xoang bị tắc do dị ứng hoặc ho và cảm lạnh thông thường.

Trà bạc hà không chứa caffein nên đây là một loại trà thích hợp để uống trước khi đi ngủ giúp thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ.

Cách pha trà bạc hà tại nhà:

Cho vài lá bạc hà vào trong cốc nước sôi, ngâm trong vài phút sao cho nước chuyển sang màu vàng nhạt là được. Lọc bỏ lá bạc hà, thêm một ít mật ong và chanh để tạo thêm hương vị, rồi thưởng thức.

Trà bạc hà phổ biến, thích hợp với nhiều người để tăng cường miễn dịch.

5. Trà quế

Quế còn gọi là quế thanh, nhục quế, quế tâm, quế quỳ. Theo Đông y, quế có vị cay ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc.

Theo y học hiện đại, quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ, giúp hệ miễn dịch chống lại những vi trùng mà cơ thể tiếp xúc hàng ngày.

Bên cạnh đó, các hợp chất được tìm thấy trong trà quế có thể chống lại vi khuẩn và nấm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp, tăng cường sức khỏe của tim, làm giảm đau do chuột rút kinh nguyệt.

Cách pha trà quế tại nhà:

Đun sôi nước, thêm 1 muỗng canh bột quế hoặc thanh quế vào. Sau đó, hãm trong 15 phút. Bạn có thể lọc hỗn hợp và thêm một ít mật ong để tạo hương vị.

Trà quế

6. Trà sả

Theo Đông y, sả có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm lạnh với nồi xông giải cảm (sả kèm theo các loại lá thơm khác như hương nhu, bưởi, tía tô, lá tre...) hoặc giảm ho do cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh...

Ngoài ra, sả có đặc tính chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh cho cơ thể, chống nhiễm trùng. Một tách trà sả có thể làm dịu chứng đau bụng, chuột rút hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Sả cũng được biết là hỗ trợ giảm cân vì nó làm tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.

Cách pha trà sả tại nhà:

Cho một ít lá sả, lá bạc hà và mật ong vào nồi nước đun sôi. Ngâm trong khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước và thưởng thức.

Sả có đặc tính chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

7. T hoa dâm bụt

Theo y học cổ truyền, dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc. Đây là loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt giải độc...

Bên cạnh đó, trà dâm bụt rất giàu chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do gây bệnh và có tác dụng hỗ trợ kiểm soát huyết áp, thúc đẩy giảm cân. Đặc tính kháng khuẩn của hoa dâm bụt cũng giúp chống lại vi khuẩn.

Cách pha trà dâm bụt tại nhà:

Tách bông hoa ra khỏi đài hoa. Rửa cánh hoa cẩn thận để loại bỏ bụi bẩn. Ngâm cánh hoa trong nước thật nóng và thêm một ít mật ong và nước cốt chanh vừa đủ để tạo hương vị phù hợp.

21/02/2023 16:06

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.