Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

62% dân số đang gặp vấn đề về sức khoẻ tiêu hoá

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là hệ tiêu hóa được hỗ trợ bởi hệ miễn dịch mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể trước các tấn công liên tục từ tác nhân gây bệnh trong thức ăn.

Chưa nhiều người quan tâm sức khoẻ hệ tiêu hoá

Ngày 5/5/2022, Chương trình truyền thông hưởng ứng ngày sức khỏe tiêu hóa thế giới 2022 với chủ đề “KHỎE TIÊU HÓA – KHỎE HƠN MỖI NGÀY” đã chính thức được phát động bởi Báo Sức khỏe & Đời sống và Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Chương trình có sự đồng hành của Vinamilk và đồng hành truyền thông của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số (VTV Digital).

Toàn cảnh buổi họp báo.

Buổi họp báo khởi động Chương trình truyền thông hưởng ứng ngày sức khỏe tiêu hóa thế giới 29/5 với sự tham dự của TTND.GS.TS Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Ông Trần Tuấn Linh - Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện của đơn vị đồng hành là Vinamilk và VTV Digital cùng nhiều cơ quan báo chí.

Từ năm 2004, Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) phối hợp với Quỹ WGO (WGOF) đã chọn ngày 29/5 là Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới với mục đích nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về vai trò của hệ tiêu hóa đối với sức khỏe, cũng như cách phòng ngừa, chẩn đoán, quản lý và điều trị các bệnh và/ hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa còn chưa được người dân chú trọng đúng mức . Ảnh minh hoạ

Theo các nghiên cứu thống kê, có đến 40% dân số thế giới bị các vấn đề mãn tính về đường tiêu hóa, và có đến 62% dân số đang gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tiêu hóa phổ biến như đau dạ dày, khó tiêu… Tại Việt Nam, các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa còn chưa được người dân chú trọng đúng mức trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tiêu hóa đối với sức khỏe của người dân, với mong muốn chung tay xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh Báo Sức khoẻ và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức phát động chương trình truyền thông thường niên hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hoá Thế giới 29/5.

Khẩu phần ăn của trẻ còn thiếu nhiều vi chất

Phát biểu tại buổi lễ, TTND.GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đường tiêu hóa, cụ thể là đường ruột, nơi tập trung tới hơn 70% thành phần hệ miễn dịch cũng chính là địa điểm hệ miễn dịch và vi khuẩn gặp nhau. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là hệ tiêu hóa được hỗ trợ bởi hệ miễn dịch mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể trước các tấn công liên tục từ tác nhân gây bệnh trong thức ăn.

TTND.GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sức khỏe của hệ miễn dịch. Bên cạnh những yếu tố khách quan khó có thể thay đổi như tuổi, giới, bộ gen, môi trường sống, thì cũng có những yếu tố chủ quan như dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, mức độ vận động… Trong đó vai trò của dinh dưỡng là đặc biệt nổi bật.

“Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó thông qua các đa chất gồm protein, lipid, carbon hydrat là các viên gạch tạo nên thành phần hệ miễn dịch như kháng thể, cytokine, thụ thể.... Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất là những mắt xích mấu chốt và các chất truyền tin giữ cho hàng rào luôn kết nối vững vàng. Hơn nữa, không kém phần quan trọng, dinh dưỡng cũng cung cấp nguồn năng lượng không thể thiếu để hệ miễn dịch vận hành trơn tru, sẵn sàng được kích hoạt một cách hiệu quả khi có tác nhân có hại xâm nhập”, TTND.GS.TS Lê Danh Tuyên nhấn mạnh.

Hiện nay, suy dinh dưỡng vẫn đang còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, tỉ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân ở Việt Nam tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, 14,1% năm 2015 đối với thể nhẹ cân, tuy nhiên tỷ lệ SDD thấp còi chung toàn quốc vẫn ở mức 24,6% năm 2015, xếp vào hàng các quốc gia có tỷ lệ thấp còi cao, theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010, 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng và các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng SDD và thiếu vi chất là khẩu phần ăn trẻ em dưới 5 tuổi còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như nhiều nghiên cứu tại Viện Dinh dưỡng ở Việt Nam cho thấy tình trạng suy dưỡng ở trẻ em có mối liên quan tới khả năng thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp, dẫn tới số ngày nghỉ học tăng lên, ảnh hưởng tới tăng trưởng và học tập của trẻ.

Trên thực tế, các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa và tình trạng suy dinh dưỡng có mối liên hệ qua lại. Ở trẻ nhỏ hơn, các bệnh nhiễm trùng (gồm nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh vật) đều có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và ngược lại, suy dinh dưỡng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và vòng xoắn bệnh lý này cứ thế tiếp diễn nếu không có can thiệp hoặc xử trí phù hợp.

Nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy ảnh hưởng rất trầm trọng đến tình trạng dinh dưỡng của đứa trẻ. Nhiễm trùng dẫn đến các tổn thương đường tiêu hóa do đó làm giảm hấp thu, đặc biệt các vi chất, làm cho kháng nguyên và các vi khuẩn đi qua nhiều hơn. Nhiễm trùng làm tăng hao hụt các chất dinh dưỡng, trẻ ăn kém hơn do giảm ngon miệng.
TTND.GS.TS Lê Danh Tuyên

Người ta ước đoán rằng nhiễm trùng ảnh hưởng đến 30% sự giảm chiều cao ở trẻ. Tỷ lệ SDD có thể dao động theo mùa và thường cao trong những mùa có các bệnh nhiễm khuẩn lưu hành ở mức cao (tiêu chảy, viêm hô hấp, sốt rét, sởi và các bệnh ký sinh trùng đường ruột).

SDD trẻ em sẽ để lại những hậu quả rất nặng nề về sức khỏe cũng như trí tuệ dẫn đến giảm khả năng học tập và lao động của của trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Những trẻ bị SDD dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn những trẻ bình thường và khi mắc bệnh thì thường nặng hơn và lâu bình phục hơn. SDD làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và tạo nên vòng xoắn bệnh lý.

Bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ cải thiện cân nặng và chiều cao

TTND.GS.TS Lê Danh Tuyên cho hay, các can thiệp về dinh dưỡng, cụ thể là bổ sung vi chất phối hợp probiotic, prebiotic được báo cáo là có cải thiện và nâng cao miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa và hô hấp trên trẻ em. Cụ thể, một nghiên cứu 2012 tại Viện Dinh dưỡng bổ sung probiotic và synbiotic trên trẻ 5-6 tháng tuổi cho kết quả cải thiện về cân nặng, chiều dài và củng cố sức khỏe hệ tiêu hóa thông qua đa dạng vi khuẩn có lợi đường ruột.

Quang cảnh họp báo.

Năm 2017 nghiên cứu bổ sung đa vi chất kết hợp synbiotic trên trẻ  24 đến 36 tháng báo cáo  có sự củng cố miễn dịch thông qua tăng kháng thể IgA đường tiêu hóa, giảm tần suất và thời gian mắc tiêu chảy, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

 Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện bởi Viện Dinh dưỡng năm 2019 bổ sung sản phẩm dinh dưỡng gồm vi sinh, men tiêu hóa, kẽm và vi chất khác trên nhóm trẻ 12-36 tháng đã sử dụng kháng sinh tại Bắc Ninh cho thấy cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột, giảm biếng ăn và giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng.

Khi tình trạng dinh dưỡng được cải thiện thông qua bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, các vấn đề về sức khỏe cũng theo đó được nâng cao. Nói một cách khác, cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ dẫn tới có đủ dự trữ dinh dưỡng. Dự trữ này sẽ được huy động để thực hiện các chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Gần đây, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, các nghiên cứu cho thấy những vấn đề về dinh dưỡng bao gồm cả suy dinh dưỡng và béo phì đều tăng khả năng diễn biến xấu trên bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ngoài ra, các thiếu hụt vi chất như vitamin D, kẽm, selen cũng làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ tử vong trên bệnh nhân COVID-19.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cả đa lượng và vi lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, các bổ sung khác về dinh dưỡng như lợi khuẩn probiotic, các prebiotic nuôi dưỡng hệ vi khuẩn ruột cũng như các chất chống oxy hóa tự nhiên dạng polyphenol thực vật thông qua chế độ ăn đa dạng, nhiều rau củ quả cũng giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe lâu dài.
TTND.GS.TS Lê Danh Tuyên

Giữ sức khoẻ cho hệ tiêu hoá

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Tuấn Linh, Tổng biên tập Báo Sức khoẻ và Đời sống cho biết, giữ cho bản thân khỏe mạnh mỗi ngày luôn là điều quan trọng với bất cứ ai, và sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 trong hơn hai năm gần đây đã cho thấy rõ, chưa bao giờ việc chăm sóc sức khỏe lại quan trọng đến vậy đối với mỗi chúng ta.Điều này đã tạo nên nhận thức rõ hơn cũng như sự thay đổi về quan điểm trong việc thực hành chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách. Trong đó, hệ tiêu hóa khỏe được xem là một trong những tiền đề giúp cơ thể khỏe mạnh bởi sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động trực tiếp đến sức khỏe toàn diện của cơ thể. Do đó, chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng chính là chăm sóc sức khỏe cho cơ thể.

ông Trần Tuấn Linh, Tổng biên tập Báo Sức khoẻ và Đời sống phát biểu tại họp báo.

Từ năm 2004, Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 29/5 bởi Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) phối hợp với Quỹ WGO (WGOF), nhằm nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về vai trò của hệ tiêu hóa đối với sức khỏe, cũng như cách phòng ngừa, chẩn đoán, quản lý và điều trị các bệnh và/ hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, với vai trò là diễn đàn vì sự nghiệp chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe toàn dân, là phương tiện truyền thông hữu hiệu giúp người dân, cộng đồng tiếp nhận thông tin, có kiến thức cơ bản về sức khỏe, để phòng tránh bệnh tật, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Báo Sức khỏe và Đời sống xác định hoạt động hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hoá Thế giới cũng chính là nhiệm vụ truyền thông của báo, góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng có nhận thức đúng về ý nghĩa của tiêu hoá đối với sức khoẻ tổng thể.

Ông Lê Văn Đức, Giám đốc Marketing ngành hàng – đại diện Vinamilk phát biểu, hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ đảm bảo ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất mà còn giúp cơ thể chúng ta tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp phòng tránh bệnh tật, để chúng ta có thể hưởng thụ cuộc sống vui khỏe mỗi ngày.Vinamilk đánh giá cao về ý nghĩa và tính thiết thực của chương trình do Báo Sức khỏe và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát động nhân ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới.

“Chúng tôi tin rằng chương trình truyền thông sẽ được cộng đồng tích cực đón nhận và hưởng ứng, tạo được tiếng vang trong xã hội để tất cả người dân đều hiểu hơn về sức khỏe hệ tiêu hóa, nâng cao ý thức chăm lo cho sức khỏe bản thân và gia đình mình chỉ từ những điều đơn giản nhất”, ông Đức nói.

Năm nay, chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 2022 sẽ diễn ra trong suốt tháng 5/2022, gồm một chuỗi hoạt động truyền thông hướng đến cộng đồng với thông điệp KHỎE TIÊU HÓA – KHỎE HƠN MỖI NGÀY.
Các hoạt động nhằm nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của cộng đồng, giúp người dân có nhận thức đúng về ý nghĩa của tiêu hoá đối với sức khoẻ, các giải pháp dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường đề kháng, xây dựng thói quen tốt để chăm sóc hệ tiêu hoá khoẻ mạnh tự nhiên.
Với mục tiêu tiếp cận và cung cấp kiến thức về sức khỏe hệ tiêu hóa đến với mọi người dân trong toàn xã hội, chương trình sẽ được đẩy mạnh truyền thông trên trên tất cả các trang chính thức của Báo Sức khỏe & Đời sống, các nền tảng số của VTV Digital và Vinamilk – đơn vị đồng hành cùng chương trình.
Các hoạt động trong khuôn khổ chương trình này sẽ được đầu tư thực hiện vừa mang tính khoa học vừa có sự gần gũi, tương tác cao như: Tọa đàm khoa học trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng và tiêu hóa trong và ngoài nước, loạt bài viết khoa học chuyên đề về chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa với nhiều hình thức thể hiện sinh động, mới mẻ...
Đặc biệt, hướng đến giới trẻ, GenZ, chương trình còn các các hình thức mới như “Thử thách Tiktok”, nội dung sáng tạo trên Facebook, hình thức Hỏi&Đáp tương tác trên Instagram, chuỗi video clips trên Youtube… để mang thông điệp “Khỏe tiêu hóa, khỏe hơn mỗi ngày” đến gần với người trẻ với các hashtag #KhoeTieuHoa_KhoeHonMoiNgay và #Ngaytieuhoathegioi.

 

05/05/2022 11:07

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.