Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

Rôm sảy thường xuất hiện ở vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa gây xước da, nhiễm trùng da.

Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này do các ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh nên không có đường thoát ra ngoài.

Hiện tượng này thường gặp khi thời tiết nắng nóng, chế độ chăm sóc của cha mẹ không đúng cách gây tắc nghẽ tuyến mồ hôi như vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần áo chật gây bí bách hoặc do vi khuẩn trú ngụ ngoài da gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi, do trẻ vận động chơi đùa nhiều gây ra nhiều mồ hôi.

Các loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ:

1. Nước lá kinh giới trị rôm sảy

Lá kinh giới có nùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da.

Cách làm: Chuẩn bị lá kinh giới tươi, rửa sạch, giã nát, chắt nước pha vào chậu tắm cho bé. Hoặc dùng 1 nắm lá khô cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha nước tắm cho trẻ.

Lá kinh giới có tác dụng làm sạch da, ngăn ngừa rôm sảy cho trẻ.

2. Mướp đắng trị rôm sảy

Mướp đắng vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp da trẻ mịn màng hơn.

Cách làm: Mỗi lần tắm dùng 2 quả mướp đắng rửa sạch, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước tắm cho bé.

Mướp đắng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngửa trẻ bị rôm sảy.

3. Lá khế

Lá khế tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được dùng để trị các loại mụn nhọt, mề đay, ngứa do dị ứng.

Cách làm: Dùng một nắm lá khế, tách phần xương thìa của lá, đem rửa sạch cho vào nồi cùng một ít muối đun sôi. Sau đó chắt lấy nước pha với nước sạch với tỷ lệ phù hợp để tắm cho trẻ.

4. Chanh tươi

Chỉ sử dụng chanh để tắm khi trên cơ thể trẻ không bị trầy xước, không có vết thương mụn mủ trên người. Mỗi tuần chỉ nên tắm 2-3 lần bằng chanh tươi.

Cách làm: Bạn đun nước nóng, pha ra chậu sao cho nhiệt độ ấm vừa phải với trẻ. Sau đó vắt chanh tươi vào chậu khuấy đều rồi tắm cho trẻ.

Nếu tắm khoảng 20 lít nước, bạn chỉ nên dùng nửa quả chanh, dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau toàn thân trẻ. Sau khi tắm bằng chanh cần phải tắm một lần nữa bằng nước ấm sạch, hạn chế lắng đọng acid trên bề mặt da.

Chỉ tắm nước chanh tươi cho trẻ khi trên da trẻ không có vết trầy xước.

5. Lá diếp cá

Lá diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy, mẩn ngứa và có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao.

Cách làm: Chọn loại lá diếp cá tươi tự nhiên, phiến lá mỏng. Sau đó vệ sinh lá thật kỹ bằng nước muối, rửa lại bằng nước sạch. Vò lấy nước, bỏ bã pha với nước ấm tắm cho bé, mỗi tuần tắm 2-3 lần.

Sau khi tắm bằng nước lá diếp cá, lau lại người bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch để gạt bỏ bụi lá còn sót lại trên người.

Lưu ý khi dùng nước lá tắm cho trẻ

  • Những trẻ có làn da nhạy cảm, có tiền sử dị ứng khi sử dụng bất kỳ loại nước tắm nào nêu trên cần thử phản ứng trước ở vùng cánh tay. Nếu sau vài giờ, vị trí thử phản ứng không có biểu hiện gì thì mới cho trẻ dùng.
  • Dù dùng bất kỳ loại nước tắm nào cho trẻ thì cần ngâm nguyên liệu thảo dược như tía tô, diếp cá... với nước muối, thuốc tím thật sạch trước khi xay xát, đun nấu.
  • Sau khi tắm xong, bạn nên tráng lại bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá đọng lại trên da trẻ.
  • Không nên thêm nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm cho trẻ, không tắm nước lá khi da trẻ có dấu hiệu trầy xước, mưng mủ, viêm da nặng để tránh kích ứng, gây nhiễm trùng da nặng hơn.

04/06/2023 10:59

Những quan niệm sai lầm cần sửa ngay khi chăm sóc người đau mắt đỏ

Những quan niệm sai lầm cần sửa ngay khi chăm sóc người đau mắt đỏ

BS. Ngô Đức Hùng

Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh và bùng phát tại nhiều địa phương. Dù các phương tiện truyền thông tích cực phổ biến về căn bệnh này, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc mắt đỏ khiến cho bệnh không đỡ mà còn biến chứng nặng hơn.

Xuất hiện lại ca đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Xuất hiện lại ca đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Nguyễn Hà

Mới đây ngành y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin đã có 8 người tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ và đang được theo dõi

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào

Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Đây là tình trạng tụ mủ ở phía sau họng, thường là biến chứng của viêm VA ở trẻ dưới 8 tuổi.

5 cảnh báo nguy hiểm khi lạm dụng kháng sinh cho trẻ

5 cảnh báo nguy hiểm khi lạm dụng kháng sinh cho trẻ

BS.Hồ Sỹ Thắng

Mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu trẻ em tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh. Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm dụng kháng sinh khá cao...

5 sai lầm chữa ho cho trẻ mãi không khỏi

5 sai lầm chữa ho cho trẻ mãi không khỏi

BS.Hồ Sỹ Thắng

Nhiều trẻ bị ho dùng thuốc mà không dứt cơn ho. Vậy nguyên nhân từ đâu mà chữa ho cho trẻ mãi không khỏi.

Trẻ đau bụng từng cơn cảnh giác với bệnh lồng ruột cấp

Trẻ đau bụng từng cơn cảnh giác với bệnh lồng ruột cấp

K.M

Trẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng đau bụng, nôn ói, … đó rất có thể là những dấu hiệu trẻ đang bị lồng ruột – một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng mà phụ huynh cần hết sức cảnh giác.

Phòng và điều trị nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ

Phòng và điều trị nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ

BS Trần Anh Tuấn

Nhiễm trùng hô hấp cấp tính có thể gặp phải các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Từ vụ trẻ 3 tuổi bỏng điện bị nhiễm trùng, bác sĩ chỉ cách sơ cứu hiệu quả cho cha mẹ

Từ vụ trẻ 3 tuổi bỏng điện bị nhiễm trùng, bác sĩ chỉ cách sơ cứu hiệu quả cho cha mẹ

BS Lê Hữu Sơn

Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề: Giảm hoặc mất chức năng vận động (93,6%), tàn phế (51,6%).

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào

Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.

Tinh hoàn ẩn ở bé trai: Theo dõi hay cần can thiệp y tế ngay?

Tinh hoàn ẩn ở bé trai: Theo dõi hay cần can thiệp y tế ngay?

ThS. BS Lê Quang Dương

Tinh hoàn ẩn là một hiện tượng bất thường đối với các bé trai. Trường hợp này có cần phải can thiệp y tế ngay hay chỉ theo dõi?